Thuật ngữ Chế độ ăn giàu thực vật

Chế độ ăn chay nhưng chấp nhận các sản phẩm từ sữa

Tác giả T. Colin Campbell tuyên bố mình đã đưa ra thuật ngữ "chế độ ăn uống dựa trên thực vật" để giúp trình bày nghiên cứu của ông về chế độ ăn uống tại Viện Y tế Quốc gia vào năm 1980[13] Ông định nghĩa rằng đây là "một chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, dựa trên thực vật là chính, tập trung vào vấn đề cải thiện, chăm sóc sức khỏe chứ không phải vì vấn đề đạo đức"[14]. Những người khác rút ra sự khác biệt giữa cái gọi là "có nguồn gốc thực vật" và "chỉ ăn thực vật"[15].

Một số nguồn sử dụng cụm từ "chế độ ăn dựa trên thực vật" để chỉ chế độ ăn bao gồm các mức độ khác nhau của các sản phẩm động vật, ví dụ: xác định "chế độ ăn dựa trên thực vật" là chế độ ăn "bao gồm một lượng lớn thức ăn thực vật và một lượng hạn chế thức ăn động vật" và nêu rõ rằng "Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới kêu gọi lựa chọn chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật giàu nhiều loại rau và trái cây, các loại đậu và thực phẩm chủ yếu có tinh bột chế biến tối thiểu và hạn chế tiêu thụ thịt đỏ"[16]

Chế độ ăn dựa trên thực vật không nhất thiết phải là ăn chay trường mà là lựa chọn chủ yếu các loại rau, củ, quảngũ cốc thay cho thịt có thể cho cảm giác đầy đủ hơn[7]. Trong nhiều tài liệu khác nhau, "chế độ ăn dựa trên thực vật" đã được dùng để chỉ những chế độ/kiểu ăn uống sau:

  • Chế độ ăn thuần chay: chế độ ăn chỉ bao gồm rau, đậu, trái cây, ngũ cốc, quả hạch và hạt, nhưng không có thực phẩm từ nguồn động vật.
  • Ăn chay: chế độ ăn nhiều rau, đậu, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc, có thể bao gồm trứng và sữa, nhưng không có thịt.
  • Ăn chay Ovo-lacto: là chế độ ăn chay mà được phép dùng sữatrứng.
  • Ăn chay Ovo: là chế độ ăn chay được dùng trứng nhưng không uống sữa.
  • Ăn chay lacto: là chế độ ăn chay mà được uống sữa nhưng không ăn trứng
  • Ăn chay bán phần: chủ yếu là ăn chay, thỉnh thoảng có thêm thịt hoặc thịt gia cầm.
  • Ăn chay hải sản (Pescetarianism): là chế độ ăn chay nhưng được phép ăn hải sản[17]